Theo số liệu báo cáo, mười địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người là TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Sơn La và Thái Nguyên. Trong đó, cao nhất là TP.HCM, với 81 vụ tai nạn chết người khiến 82 người chết. Số vụ tai nạn lao động trong khối doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh chiếm hơn 30%.
Làm sao để đảm bảo an toàn trong xây dựng |
Công tác kiểm tra an toàn lao động bị buông lỏng, trong khi các chủ đầu tư chỉ chăm chăm thực hiện tiến độ sản xuất, thúc ép công nhân làm thêm giờ, thêm ca, chưa quan tâm đến việc mua sắm trang thiết bị an toàn lao động cho công nhân, hoặc có nhưng không sử dụng hoặc sử dụng chưa đúng cách.
Để xảy ra các vụ tai nạn lao động, trước hết, trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động. Ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động là yếu tố quan trọng để giảm thiểu tai nạn lao động, tuy nhiên muốn nâng cao được ý thức này, ngoài việc tuyên truyền, cơ quan chức năng cần xử lý mạnh tay, đúng luật pháp, đủ sức răn đe. Cần có sự phối hợp đồng bộ của ban ngành tại địa phương, đặc biệt là việc thanh kiểm tra, và mạnh tay xử lý các công trình xây dựng tư nhân không phép không đảm bảo an toàn về lao động.
Các cơ quan chức năng – cụ thể là bộ và sở Lao động – thương binh và xã hội – phải yêu cầu các đơn vị xây dựng nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về kỹ thuật, thường xuyên tập huấn tuyên truyền rộng rãi cho người lao động những quy định trong lao động tại hiện trường đang thi công.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét